Thi công vách ngoài nhà máy và vách ngăn bên trong nhà xưởng bằng tấm Panel đang là lựa chọn và xu hướng lắp đặt được nhiều doanh nghiệp ưa chuộng hiện nay. Tấm Panel cách nhiệt mang đến giải pháp xây dựng nhanh chóng và hiệu quả, đảm bảo chất lượng bền vững, đáp ứng cả về chất lượng và thẩm mỹ cho công trình. Hiện nay, trên thị trường đang có nhiều loại Panel cách nhiệt, đa dạng về kích thước, mẫu mã và công năng. Vậy, loại Panel nào phù hợp để thi công vách nhà máy, nhà xưởng?
Quý khách hàng, chủ đầu tư trên toàn quốc có nhu cầu tư vấn, báo giá Panel. Vui lòng liên hệ đến Hotline/ Zalo: 0932.268.932 hoặc 093.555.6268.
Nội dung chính
- 1 Panel – Dòng vật liệu xây dựng, cách nhiệt thế hệ mới
- 2 Xu hướng thi công vách ngoài nhà máy bằng Panel
- 3 Xu hướng thi công vách ngăn nhà xưởng bằng Panel
- 4 Một số hình ảnh công trình thi công vách ngăn nhà xưởng và vách ngoài nhà máy
- 5 Đơn vị thi công vách ngoài nhà máy, vách ngăn nhà xưởng bằng Panel
Panel – Dòng vật liệu xây dựng, cách nhiệt thế hệ mới
Panel là một loại vật liệu nhẹ có cấu tạo nhiều lớp, vừa là vật liệu xây dựng, vừa có đặc tính cách nhiệt nổi bật. Chính vì vậy, dòng sản phẩm này thường được sử dụng rộng rãi trong các công trình và dần trở thành xu hướng trong thi công vách ngoài nhà máy và vách ngăn bên trong nhà xưởng.
Cấu tạo của một tấm Panel thường bao gồm:
- Hai lớp mặt ngoài: Là hai lớp tôn mạ hợp kim nhôm kẽm hoặc inox, thường có độ dày từ 0.22 – 0.45mm. Có vai trò bảo vệ và tăng tính thẩm mỹ cho bề mặt vách.
- Lớp lõi: Có thể được làm từ nhiều chất liệu, quyết định trực tiếp đến tính năng của sản phẩm. Chẳng hạn như:
- Lõi xốp EPS: Trọng lượng nhẹ, thông dụng, giá rẻ.
- Lõi bông thủy tinh: Tiêu âm tốt, chịu nhiệt cao.
- Lõi xốp PU: Cách nhiệt, cách âm tốt, độ bền cao.
- Lõi bông khoáng: Hiệu quả chống cháy cao.
Phân loại Panel theo cấu tạo:
Tương ứng với 4 loại chất liệu cấu thành nên lõi xốp là 4 loại Panel
Xem thêm: Panel Có Những Loại Nào? Tiêu Chí Phân Loại Panel Cách Nhiệt
Phân loại Panel theo ứng dụng:
- Panel vách trong: Thiết kế đơn giản, gọn nhẹ, hiện đại.
- Panel vách ngoài: Thường có các sóng gân lớn nhỏ tăng cứng.
- Panel lợp mái: Thường có thiết kế sóng sâu, giúp thoát nước tốt, phục vụ cho lợp mái công trình.
Xem thêm: Phân Biệt Panel Vách Trong Và Panel Vách Ngoài
Xu hướng thi công vách ngoài nhà máy bằng Panel
Lý do sử dụng Panel thi công vách ngoài nhà máy
Thứ nhất, Cấu tạo ba lớp với hai lớp tôn tĩnh điện, chống gỉ, chống nước giúp vách Panel chắc chắn, bền vững và an toàn khi thi công ngoài trời, chống chịu được các tác động từ thời tiết và môi trường.
Thứ hai, So với các vật liệu dựng vách khác, Panel có trọng lượng tương đối nhẹ, giúp giảm tải trọng cho phần kết cấu khung, nền móng.
Thứ ba, Vách ngoài là hình ảnh đại diện cho nhà máy và doanh nghiệp. Tấm Panel lại đa dạng trong thiết kế bề mặt tôn và màu sắc. Có thể phối màu theo nhiều phong cách hay kết hợp với các vật liệu khác, đảm bảo tính thẩm mỹ và sự sang trọng cho công trình.
Thứ tư, Do thi công bằng phương pháp lắp ráp nên quá trình này không tốn nhiều thời gian và chi phí như xây dựng truyền thống. Giúp tiết kiệm ngân sách cho doanh nghiệp và đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy, sớm đi vào hoạt động.
Thứ năm, Những tính năng như cách nhiệt, cách âm, chống cháy lan cũng góp phần giảm thiểu sự truyền nhiệt, mang lại không gian thoải mái, hạn chế tiếng ồn và giảm thiểu rủi ro cháy nổ.
Tấm Panel thường được sử dụng làm vách bao quanh thay thế tường cho các nhà máy, nhà xưởng, cơ sở sản xuất.
Xem thêm: Cung Cấp 3.800m2 Panel Vách Ngoài Cho Nhà Máy Điện Tử Tại Hải Phòng
Lưu ý khi lựa chọn Panel thi công vách ngoài nhà máy
Đối với các công trình nhà máy thi công ngoài trời, nên lựa chọn dòng Panel vách ngoài để đảm bảo sự chắc chắn và độ bền trước các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Về chất liệu lõi Panel, chủ đầu tư có thể lựa chọn tùy theo điều kiện thời tiết, tính chất của nhà xưởng, loại hàng hóa sản xuất, nhu cầu thẩm mỹ và ngân sách. Chẳng hạn như:
- Đối với các nhà máy thủy hải sản, chế biến thực phẩm, sản xuất thuốc vaccine, dược phẩm, mỹ phẩm, hay các nhà máy chứa nhiều hóa chất, nên sử dụng Panel PU vách ngoài.
- Đối với các nhà máy yêu cầu cao về khả năng chịu lửa và chống cháy như nhà máy sản xuất phụ tùng xe máy, ô tô, sản xuất thiết bị, máy móc, linh kiện, vũ khí, quân tư trang, nhà máy may, nhà máy giấy, nên lựa chọn Panel Bông khoáng vách ngoài.
- Đối với các nhà máy chứa nhiều thiết bị, dây chuyền máy móc, hoạt động với tần suất cao, tiếng ồn lớn, nên sử dụng Panel Bông thủy tinh vách ngoài để cách nhiệt và hạn chế tiếng ồn.
- Nếu không có yêu cầu đặc biệt về kháng hóa chất, chống cháy hay tiêu âm, doanh nghiệp có thể lựa chọn Panel EPS vách ngoài để thi công nhà máy. Đây là dòng Panel phổ biến và được ưa chuộng nhất nhờ giá thành rẻ, thi công dễ dàng.
Xem thêm: Thiết Kế Vách Ngoài Nhà Xưởng Bằng Panel Sao Cho Đẹp Mắt?
Phương thức thi công vách ngoài nhà máy bằng Panel
Quy trình thi công:
Bước 1: Sử dụng khung thép định hình hoặc thép hộp mạ kẽm để dựng cột, kèo, hệ khung chịu lực cho vách.
Bước 2: Lần lượt lắp các tấm Panel vào khung, căn chỉnh và cố định chắc chắn, đảm bảo các khớp nối liên kết chặt chẽ.
Bước 3: Lắp đặt phụ kiện hoàn thiện nhằm tăng tính thẩm mỹ và gia cố chắc chắn. Sử dụng keo silicone chuyên dụng để trám các khe hở.
Đối với nhà máy, đa số bề mặt vách ngoài của công trình thường có chiều cao tương đối lớn và diện tích rộng. Do đó, trong quá trình lắp đặt, các tấm Panel thường được lắp đặt theo chiều ngang để đảm bảo sự vững chắc, đồng thời hỗ trợ thoát nước tốt hơn, tránh ứ đọng nước ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Xem thêm: Thi Công Nhà Máy Sản Xuất Hạt Điều Bằng Panel Vách Ngoài Màu Xám
Xu hướng thi công vách ngăn nhà xưởng bằng Panel
Lý do sử dụng Panel thi công vách trong nhà xưởng
Thứ nhất, Panel có độ dày từ 5 – 10cm, độ dày này giúp tiết kiệm không gian và diện tích thi công vách cho nhà xưởng.
Thứ hai, Thời gian thi công nhanh, có thể thay đổi bố cục không gian bên trong nhà xưởng bất cứ lúc nào tùy theo thiết kế, nhu cầu sử dụng và hướng phát triển của doanh nghiệp.
Thứ ba, Chi phí lắp đặt tương đối thấp. Do đơn giá Panel rẻ hơn các loại vật liệu xây dựng khác. Bên cạnh đó, đơn giá thi công thấp, cùng với việc lắp đặt trong thời gian ngắn cũng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được nhiều chi phí đầu tư và chi phí phát sinh.
Thứ tư, Đặc điểm nổi bật nhất của tấm Panel là khả năng cách nhiệt tốt, làm tăng hiệu quả khi sử dụng điều hòa, máy lạnh. Tạo ra không gian làm việc thoáng mát, điều kiện môi trường lý tưởng nhất để sản xuất và bảo quản hàng hóa.
Thứ năm, Hạn chế tiếng ồn, mang lại không gian yên tĩnh để nâng cao sự tập trung và hiệu quả làm việc. Phù hợp với các khu vực sản xuất hay phòng họp, văn phòng làm việc.
Tấm Panel là xu hướng trong thi công vách ngăn nhà xưởng. Phân chia nhà xưởng thành các phòng họp, văn phòng làm việc, phòng điều hành, khu vực chế biến, sản xuất, khu bảo quản, dự trữ, kho lạnh, kho mát, phòng sạch, v.v…
Xem thêm: Hoàn Thiện Thi Công Nhà Xưởng In Ấn Bao Bì Tại Sóc Trăng
Lưu ý khi lựa chọn Panel thi công vách trong nhà xưởng
Đối với các công trình thi công trong nhà, nên lựa chọn dòng Panel vách trong để tiết kiệm chi phí, thuận tiện trong thi công và tối ưu diện tích. Cụ thể:
- Đối với khu vực văn phòng nhà xưởng, phòng họp, phòng giám đốc, phòng quản lý, điều hành, lưu trữ hồ sơ, giấy tờ, … có thể lựa chọn Panel EPS vách trong (loại thông dụng nhất) hoặc Panel Bông thủy tinh vách trong (nhàm hạn chế tiếng ồn, đảm bảo không gian yên tĩnh để làm việc).
- Đối với khu vực sản xuất, chế biến chưa nhiều máy móc thiết bị, thông thường chủ đầu tư sẽ lựa chọn Panel Bông khoáng vách trong để giảm thiểu rủi ro hỏa hoạn
- Các khu vực yêu cầu độ sạch cao như phòng sạch, hay khả năng cách nhiệt và giữ nhiệt vượt trội để bảo quản hàng hóa như kho đông, kho lạnh, kho mát. Khách hàng nên lựa chọn Panel PU vách trong.
Xem thêm: Thi Công Văn Phòng Nhà Xưởng Sản Xuất Mỹ Phẩm (Gò Vấp)
Phương thức thi công vách trong nhà xưởng bằng Panel
Quy trình thi công:
Bước 1: Sử dụng một số phụ kiện nhôm mạ anode (U nhôm, V nhôm) dựng khung sườn.
Bước 2: Lắp đặt Panel dọc theo khung, nối mí tấm vách và cố định bằng cách bắn đinh vít.
Bước 3: Gia cố phụ kiện nhôm tại các vị trí góc, đi keo hoàn thiện.
Đối với hạng mục vách trong nhà xưởng, thông thường chiều cao của vách không quá lớn (2,5 – 5m). Do đó, ưu tiên lắp vách Panel theo chiều dọc để tối ưu thời gian, vật tư và chi phí.
Xem thêm: Thi Công Hệ Thống Nhà Kho Chứa Vật Tư Bằng Panel Chống Cháy – Đà Nẵng (1500m2)
Một số hình ảnh công trình thi công vách ngăn nhà xưởng và vách ngoài nhà máy
Dưới đây là một số hình ảnh thi công vách ngăn nhà xưởng và vách ngoài nhà máy bằng tấm Panel cách nhiệt (Panel EPS, Panel PU, Panel Rockwool và Panel Glasswool) do đội thi công của Mathome thực hiện:
Đơn vị thi công vách ngoài nhà máy, vách ngăn nhà xưởng bằng Panel
MATHOME chuyên sản xuất, cung cấp, thiết kế, thi công và hướng dẫn thi công tấm Panel dựng vách trong nhà xưởng và vách ngoài nhà máy tại các tỉnh thành sau:
Miền Bắc: Bắc Ninh. Hà Nam. Hà Nội. Hải Dương. Hải Phòng. Hưng Yên. Nam Định. Ninh Bình. Thái Bình. Vĩnh Phúc. Hà Giang. Cao Bằng. Bắc Kạn. Lạng Sơn. Tuyên Quang. Thái Nguyên. Phú Thọ. Bắc Giang. Quảng Ninh. Lào Cai. Yên Bái. Điện Biên. Hoà Bình. Lai Châu. Sơn La.
Miền Trung: Thanh Hóa. Nghệ An. Hà Tĩnh. Quảng Bình. Quảng Trị. Thừa Thiên Huế.
Miền Nam: TP HCM. Bình Phước. Bình Dương. Đồng Nai. Tây Ninh. Bà Rịa – Vũng Tàu. Long An. Đồng Tháp. Tiền Giang. An Giang. Bến Tre. Vĩnh Long. Trà Vinh. Hậu Giang. Kiên Giang. Sóc Trăng. Bạc Liêu. Cà Mau. Thành phố Cần Thơ. Ninh Thuận. Bình Thuận.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÁCH NHIỆT MATHOME VIỆT NAM
Hotline 1: 0932 26 89 32
Hotline 2: 0935 55 62 68
Email: mathomegroup@gmail.com
Website 1: https://mathome.com.vn/
Website 2: http://tongkhoxaydung.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/mathomevietnam
- VPGD MIỀN BẮC: Số 10/12 – đường Khuất Duy Tiến – Phường Thanh Xuân Bắc –Quận. Thanh Xuân – Hà Nội.
- VPGD MIỀN NAM: Căn Số 7 – Đường 270 – KDC Nam Hòa – Phường Phước Long A – TP. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
- VPGD MIỀN TÂY: 11B Đại Lộ Hoà Bình, Phường Tân An, Quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ
- Chi nhánh và nhà máy sản xuất tại: Hà Nội. Bắc Ninh. Phú Thọ. Sơn La. Thái Bình. Quảng Ninh. Thanh Hóa. Nghệ An. Đà Nẵng. Bình Dương. Long An. Vĩnh Long. Phú Quốc…