Phương pháp chống thấm nhà hiệu quả, tiết kiệm chi phí 

Bạn đang lo lắng không biết lựa chọn phương pháp chống thấm nhà bằng cách nào cho hiệu quả, dễ thực hiện mà không lại xử lý lại nhiều lần. Vật liệu nào dùng để thi công với giá thành phù hợp, tối ưu chi phí khi sử dụng. Mọi thắc mắc của quá khách sẽ được @Mathome giải đáp trong bài viết dưới đây, bạn có thể tham khảo nhé.

Nguyên nhân dẫn đến nhà bị thấm 

Trước khi tìm ra phương án chống thấm nhà, thì chúng ta nên đi tìm hiểu đâu là nguyên nhân dẫn đến nhà bị thấm để có giải pháp kịp thời, xử lý dứt điểm nhất. 

phuong-phap-chong-tham-nha-hieu-qua-tiet-kiem-chi-phi
Nguyên nhân dẫn đến nhà bị thấm nước

Do thay đổi thời tiết: Vào tháng 10 mưa lớn kéo dài ngày đêm, đây cũng là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến nhiều vị trí của ngôi nhà bị thấm, dột, ẩm mốc.

Do thi công chưa đúng kỹ thuật: Việc thi công đúng kỹ thuật là yếu tố vô cùng quan trọng quyết định ngôi nhà có bị thấm, rạn nứt hay không. 

Do chọn vật kiệu kém chất lượng: Do muốn tiết kiệm chi phí vật tư, nhiều gia đình đã sử dụng vật liệu không đạt chuẩn yêu cầu nên sau một thời gian sử dụng dẫn đến bong tróc, thậm trí là rạn nứt bề mặt.

Vì vậy, việc chống thấm nhà cần được thực hiện, khắc phục càng sớm càng tốt bởi nếu để tình trạng này kéo dài quá lâu sẽ dẫn đến nguy cơ mục ẩm, ngả màu sơn, ố vàng thậm trí gây thủng dột mất thẩm mỹ của ngôi nhà.

Vật liệu sử dụng chống thấm nhà 

Nhà có thể bị thấm ở các vị trí khác nhau như: trần nhà, tường vách hoặc dưới sàn, vì vậy nên chọn vật liệu phù hợp với từng vị trí để  đạt hiệu quả cao và tiết kiệm tối đa chi phí.

Trần, tường nhà được cấu tạo từ những hỗn hợp như vữa xi măng, cát, đá, sỏi và thép để tăng độ chịu lực cho ngôi nhà.  Để tiết kiệm chi phí vật tư, gia tăng độ bền trần nhà cần được chống thấm hiệu quả để không ảnh hưởng tới kết cấu tổng thể ngôi nhà.

Ngày nay, với công nghệ sản xuất hiện đại tiên tiến cho ra các sản phẩm chống thấm trần, tường nhà hiệu quả, đạt chất lượng tốt. Cụ thể là:

Chống thấm nhà bằng nhựa đường: Đây là một trong những vật liệu chống thấm không còn xa lạ với chúng ta. Nhựa đường là chất lỏng, bám rắn có độ nhớt cao. Thành phần chủ yếu có trong sản phẩm là bitum, dầu thô và một số trầm tích tự nhiên. Nhựa đường có thể dùng để chống thấm cho hệ tường, trần sàn bê tông.

Chống thấm bằng nhựa đường

Chống thấm nhà bằng màng chống thấm tự dính: Đây là biện pháp được khá nhiều khách hàng lựa chọn, vật liệu có dạng tấm dán phủ bên trên là lớp màng HDPE mỏng. Đây là một trong những lớp nhựa có khả năng chịu nhiệt độ cao, mặt còn lại là lớp màng bảo vệ silicon. 

Với phương pháp thi công đơn giản, chỉ cần bóc lớp silicon và dàn trực tiếp lên bề mặt trần. Với đặc tính an toàn với sức khỏe người dùng, thân thiện với môi trường và dễ sử dụng.

Chống thấm nhà bằng khò nóng: Phương án này được gọi là màng chống thấm khò nhiệt, trong vật liệu có chứa thành phần bitum, hợp chất polymers APP, với khả năng chịu nhiệt, chống tia UV tốt và chống thấm cao và an toàn với người sử dụng.

phuong-phap-chong-tham-nha-hieu-qua-tiet-kiem-chi-phi
Chống thấm bằng khò nóng

Chống thấm nhà bằng sơn chống thẩm: Vật liệu có chức năng thiên về mặt thẩm mỹ và có thêm tính năng ngăn ngừa hiện tượng thấm dột trên bề mặt tường, trần. Lớp sơn chống thấm giúp bảo vệ ngôi nhà, làm tăng tuổi thọ bề mặt bên ngoài luôn sạch sẽ và mới đẹp.

Sử dụng sơn chống thấm ngay từ lúc đầu thi công sẽ giúp gia tăng độ bền cho kết cấu công trình. Nhờ đó giúp công trình bền đẹp theo thời gian, hạn chế các chi phí phát sinh sửa chữa do thấm dột gây ra.

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các vật liệu hỗ trợ chống thấm khác như:

Xốp EPS:  Xốp EPS được sản xuất từ hạt Expandable PolyStyrene, hạt có chứa chất Bentan C5H12 khí dễ cháy. Sau khi được kích nở mỗi hạt sẽ chứa bên trong tới 98% không khí. Mỗi m³ có thể chưa từ 4.000.000 đến 6.000.000 hạt nhỏ kết dính với nhau dạng tổ ong kín mạch.

Với tính hút ẩm từ 2-6%v/v nên sản phẩm có khả năng chống thấm, chống dột tuyệt đối. Phù hợp với những nước có khí hậu nhiệt đới gió mùa như Việt Nam nước ta. 

phuong-phap-chong-tham-nha-hieu-qua-tiet-kiem-chi-phi
Xốp EPS Hỗ trợ chống thấm

Ngoài ra, khi sử dụng xốp eps để chống thấm trần, tường giúp tiết kiệm tối chi phí khi xây dựng và sử dụng. Bởi tấm có thể định hình theo độ dày lớn, tấm nhẹ vận chuyển đơn giản thi công dễ dàng. 

Xốp XPS: Được tạo từ các hạt phân tử Extruded Polystyrene khép kín với độ cứng vượt trội, vì vậy chúng là vật liệu không thể thiếu trong các công trình xây dựng chống thấm trần.

Bởi được sở hữu kết cấu vô cùng chặt chẽ và bền vững, xen kẻ các khỉ bọt nhỏ nên xốp XPS có tác dụng ngăn chặn tình trạng thấm nước, chống dột ẩm. Tỉ lệ hút hước chỉ khoảng 1% so với tổng thể tích sản phẩm. 

Foam Pu: Vật liệu còn có tên gọi là tấm gạch mát, có tác dụng làm mát vào mùa hè và chống thấm vào mùa mưa. Với cấu trúc được tạo từ lõi Pu (Polyurethane) và hai lớp giấy xi măng đặc chủng bên ngoài tạo nên sản phẩm foam pu đặc cứng. 

Vật liệu có cấu trúc ô kín không tan trong nước, độ hấp thụ nước và hơi nước thấp, khả năng tự chống thấm cao. Tỷ suất hút nước chỉ 36.5g/m2 (sau khi được ngâm nước trong thời gian 48 giờ). Tấm gạch mát giúp bảo vệ sức khỏe công trình trong điều kiện khí hậu nhiệt đới tại Việt Nam. 

Phương pháp chống thấm nhà đúng chuẩn, chất lượng

Đối với phương pháp chống thấm cho trần nhà

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt

Bề mặt cần vệ sinh sạch sẽ, không bám rêu như vậy sẽ giúp quá trình xử lý tốt hơn và tăng thêm tính thẩm mỹ cho công trình.

Bước 2: Xử lý bề mặt, vị trí trần cần chống thấm 

Tiến hành tạo 1 lớp vữa mỏng sau đó quét lên sàn, trần bê tông để lấp kín những chỗ rạn nứt. Sau khi để khô trong hai giờ tiếp tục quét thêm lớp vữa thứ hai.

Bước 3: Sử dụng vật liệu đã chọn và thi công theo hướng dẫn

Sau khi bề mặt đã khô tiến hành sử dụng vật liệu chống thấm chuyên dụng dán lên trên, các góc cạnh, chân tường.

Chống thấm bằng vật liệu chuyên dụng

Bước 4: Kiểm tra và bảo dưỡng công trình

Cuối cùng tiến hành kiểm tra lại toàn bộ bề mặt và dọn dẹp khu vực đã thi công

Phương án chống thấm cho tường nhà cũ 

Bước 1: Xử lý lớp sơn cũ đã bong tróc trên bề mặt tường

Bước 2: Dùng kéo chống thấm xử lý lại các vết rạn nứt, khe hở

Bước 3: Phủ hợp vật liệu chống thấm lên về mặt như sơn chống thấm, gạch mát.

phuong-phap-chong-tham-nha-hieu-qua-tiet-kiem-chi-phi
Chống thấm tường bằng vật liệu chuyên dụng

Bước 4: Hoàn thiện và kiểm tra lại bề mặt 

Những lưu ý khi chống thấm nhà

Chống thấm cho nhà rất quan trọng, để đạt được hiệu quả như mong đợi, bạn cần lưu ý một số điểm trong quy trình thực hiện. Cụ thể là:

  • Trước tiên, bạn cần nắm rõ về nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhà bị thấm. Từ đó sẽ có biện pháp xử lý phù hợp.
  • Xem xét mức độ thấm, thấm nhiều hay thấm ít hay là nghiêm trọng. Mỗi mức độ khác nhau sẽ có phương án giải quyết riêng biệt.
  • Trước khi chống thấm, phải xử lý bề mặt sạch sẽ không bám bụi và khô ráo.
  • Lựa chọn vật liệu phù hợp, phương án thi công đúng chuẩn để có thể xử lý hài hòa và dễ dàng cũng như hiệu quả hơn.
  • Chọn đơn vị cung cấp vật tư chất lượng và thi công uy tín có trách nhiệm để đảm bảo cho công trình của bạn đạt hiệu quả tốt nhất.

Trên đây là một số vật liệu và phương án chống thấm nhà ở hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất hiện nay. Bạn có thể tham khảo một số phương pháp trên để ngăn chặn và xử lý chống thấm cho ngôi nhà của bạn.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi 

CÔNG TY CỔ PHẦN CÁCH NHIỆT MATHOME VIỆT NAM.

Hotline 1: 0932268932

Hotline 2: 0935 55 62 68

Email: mathomegroup@gmail.com

Website 1https://mathome.com.vn/

Website 2:http://tongkhoxaydung.com.vn/

Fanpage: :https://www.facebook.com/mathomevietnam

*VPGD MIỀN BẮC: Số 10/12 – đường Khuất Duy Tiến – Phường Thanh Xuân Bắc – Quận. Thanh Xuân – Hà Nội.

*VPGD MIỀN NAM: Căn Số 7 – Đường 270 – KDC Nam Hòa – Phường Phước Long A – TP. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh.

*Chi nhánh và nhà máy sản xuất tại: Hà Nội, Bắc Ninh, Phú Thọ, Sơn La, Thái Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Đà Nẵng, Bình Dương, Long An, Vĩnh Long, Phú Quốc…

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Facebook
Chat Zalo
Hotline: 093.555.6268