Xây dựng homestay bằng Panel cần bao nhiêu tiền? Sau bao lâu sẽ thu hồi lại được vốn? Những khách hàng đang có nhu cầu đầu tư xây dựng homestay nhất định đừng bỏ lỡ bài viết này.
Nội dung chính
Những yếu tố để một homestay trở nên hút khách
Homestay là hình thức nhà ở phổ biến tại những thành phố lớn và các khu du lịch. Nơi mà các du khách có thể dừng lại lưu trú, nghỉ dưỡng và trải nghiệm cuộc sống.
Những yếu tố giúp cho căn homestay trở nên hút khách:
Vị trí lắp đặt: Homestay cần được xây dựng bên trong hoặc xung quanh các khu du lịch. Đường đi an toàn, giao thông thuận lợi. Đặc biệt là có view đẹp, không khí trong lành, thoáng đãng và thơ mộng.
Thiết kế homestay: Ấn tượng, mới mẻ, độc đáo, lạ mắt và khác biệt với những homestay khác. Bởi khi đến với homestay, nhu cầu của khách hàng không chỉ là nghỉ ngơi, thư giãn, ăn uống mà còn để ngắm cảnh, check-in.
Sự tiện nghi: Đầy đủ các thiết bị nội thất (giường, tủ, sofa, bàn trà, …) cho đến các thiết bị điện, máy móc (bếp, máy sấy, nóng lạnh, hút mùi, …)
Dịch vụ chăm sóc khách hàng: Đây là sự kết hợp giữa sự chỉn chu, tinh tế của chủ đầu tư, sự cẩn thận, chu đáo của nhân viên vệ sinh và sự tâm lý, lịch sự, hiếu khách của đội ngũ nhân viên lễ tân, quảng bá homestay.
Giá thành: Đa số tâm lý của du khách là muốn lựa chọn homestay giá cả phải chăng hoặc hợp lý so với chất lượng và mặt bằng chung.
Yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vị trí lắp đặt, thẩm mỹ, chất lượng và giá cả của homestay chính là vật liệu thi công công trình này. Thông thường, các vật liệu thường dùng để làm homestay là bê tông nhẹ, thạch cao, gỗ, nhựa giả gỗ, kính và Panel.
Xem thêm: Cải Tạo Thùng Container Thành Quán Cafe Siêu Chill Tại Hưng Yên
Xu hướng xây dựng homestay bằng Panel
Bê tông nhẹ, thạch cao, gỗ, nhựa, kính hay Panel đều đảm bảo an toàn và cung cấp chất lượng sử dụng tốt. Mỗi vật liệu sẽ mang đến một nét riêng về phong cách và thẩm mỹ. Tuy nhiên, nếu xét riêng về khía cạnh kinh tế, homestay lắp ghép bằng Panel là lựa chọn chiếm được nhiều ưu thế hơn cả.
- Xét riêng về đơn giá vật tư: Panel luôn được đánh giá là vật liệu nhẹ có giá thành rẻ nhất hiện nay (đặc biệt là dòng Panel EPS). Trung bình, một mét vuông Panel thường giá thành dao động từ 125.000 – 307.000VNĐ. Mức giá thay đổi phụ thuộc vào độ dày, tỷ trọng xốp và phân loại vách trong, vách ngoài. Bên cạnh đó, để hoàn thiện homestay, cần có sự góp mặt của nền móng, sàn và phần mái. Khoản chi phí này không có quá nhiều chênh lệch so với các công trình nhà lắp ghép khác.
- Xét về đơn giá thuê nhân công: Điều này phụ thuộc vào từng đơn vị thi công và vị trí, mặt bằng dựng homestay. Giá thi công hạng nhà Panel chỉ từ 50.000 – 75.000VNĐ/m2, thấp hơn rất nhiều so với giá xây dựng truyền thống, giá lắp đặt kính, gỗ, …
- Xét về giá vật tư phụ: Việc lắp đặt Panel khá dễ dàng, chỉ cần lắp đặt khung chịu lực, lắp ghép tấm, cố định bằng vít và đi keo. Do đó, không cần sử dụng nhiều dụng cụ, máy móc và vật tư phụ, góp phần tiết kiệm chi phí tối đa.
- Xét về các chi phí phát sinh: Do thời gian thi công chỉ diễn ra trong 2 – 15 ngày (tùy diện tích) và Nhà Panel rất ít phải bảo dưỡng nên giảm thiểu lượng lớn chi phí phát sinh.
Một dấu ấn khác của dòng vật liệu Panel, đó là có tính linh động, dễ di dời và lắp đặt. Như vậy, sau vài năm sử dụng, nếu chủ đầu tư muốn thay đổi phong cách thiết kế, mở rộng diện tích hay di chuyển đến địa điểm khác kinh doanh thì các căn homestay có thể dễ dàng di dời mà không ảnh hưởng đến kết cấu.
Xem thêm: [Giải Đáp] Nên Hay Không Nên Làm Nhà Lắp Ghép?
Sau khi xây dựng homestay bằng Panel bao lâu thì thu hồi lại vốn đầu tư?
Tổng chi phí khi xây dựng homestay bằng Panel
Đầu tiên là các khoản chi phí cần có để xây dựng một căn homestay mới:
Thứ nhất, Nếu homestay xây dựng trên đất của bạn, chi phí này có thể lược bỏ. Nhưng nếu chưa có, bạn sẽ phải mất khoảng 300 – 600 triệu đồng/ năm để thuê mặt bằng và mất khoảng 1 – 3 tỷ đồng để sở hữu mảnh đất riêng. (Mức giá thay đổi theo diện tích và vị trí mặt bằng)
Thứ hai, Chi phí thi công homestay bằng Panel trọn gói sẽ vào khoảng 1,3 triệu – 2,1 triệu đồng/m2. Mức giá này đã bao gồm chi phí thuê thiết kế, chi phí vật tư và nhân công lắp đặt vách, tường, trần, cửa, mái và sàn. (Giá thay đổi theo thông số kỹ thuật của vật tư).
Thứ ba, Chi phí sắm nội thất cơ bản (giường, tủ, bàn, kệ, ghế, …), đồ decor, trang trí (ảnh, tranh, rèm, …) và các đồ dùng thiết yếu (kem đánh răng, bàn chải, đũa, bát, lược, sữa tắm, …). Dao động khoảng 10 – 25 triệu đồng/ phòng.
Thứ tư, Chi phí đăng ký kinh doanh mô hình homestay từ 8 – 10 triệu đồng.
Thứ năm, Chi phí máy móc, thiết bị (ti vi, tủ lạnh, nóng lạnh) từ 10 – 15 triệu đồng/ phòng.
Thứ sáu, Chi phí điện, nước, mạng trong quá trình xây dựng nhà từ 500.000 – 1,5 triệu đồng
Thứ bảy, Chi phí thuê nhân sự (lễ tân, lao công) từ 5 – 7 triệu đồng/ người
Thứ tám, Chi phí quảng bá, marketing cho homestay từ 5 – 8 triệu/ tháng.
Thông thường, để xây dựng homestay, số vốn tối thiểu cần có là khoảng 300 – 500 triệu. Số vốn tỷ lệ thuận với diện tích, quy mô của khu homestay.
Xem thêm: Nhà Lắp Ghép 2 Phòng Ngủ, 1 Phòng Khách Giá Bao Nhiêu 1m2?
Thời gian thu hồi vốn dựng homestay
Mặc dù số tiền phải đầu tư không phải là nhỏ nhưng homestay là loại hình dịch vụ hút khách, có thể kinh doanh lâu dài, ít phải bảo dưỡng và thu vốn khá nhanh.
Vậy, xây dựng homestay bằng Panel sau bao lâu thì thu hồi lại vốn? Sẽ thật khó để có câu trả lời chính xác cho vấn đề này. Bởi chi phí đầu tư mỗi căn homestay và lượng khách ghé thăm là không giống nhau. Tuy nhiên dựa trên thực tế, có thể áng khoản chi phí như sau:
- Nếu không mất tiền thuê mặt bằng, với số vốn 300 triệu, bạn có thể xây dựng được 3 – 4 căn homestay diện tích 15m2 đầy đủ nội thất, thiết bị và có đăng ký kinh doanh.
- Khi đi vào hoạt động, giá để thuê 1 căn homestay (10 – 20m2) dao động trong khoảng 450.000 – 680.000VNĐ/ ngày trong tuần và rơi vào khoảng 1,1 – 1,5 triệu vào cuối tuần tại các khu du lịch. Vậy doanh thu cho 3 căn homestay trong 1 tuần sẽ là 16 triệu, doanh thu 1 tháng là 64 triệu. Sau khi trừ tiền thuê nhân viên, điện nước, và thuế, lợi nhuận 1 tháng sẽ rơi vào khoảng 30 – 40 triệu đồng.
- Giả sử với lượng khách đều đặn, thì sau 1 năm, lợi nhuận sẽ từ 400 – 420 triệu đồng. Vậy, sau từ 10 tháng đến 1,5 năm là bạn có thể thu hồi lại số vốn ban đầu.
Xem thêm: [Sự Thật] Nhà Lắp Ghép Có Bị Sét Đánh Không? Nhà Panel Khung Thép
Lưu ý khi xây dựng homestay bằng Panel
Một là, Mặc dù nền móng không cần sâu như nhà nhà xây nhưng vẫn cần đảm bảo độ chắc chắn. Sau khi đào móng, cần đổ một lớp bê tông dày tối thiểu 5cm. Sử dụng bu lông neo và nở sắt để liên kết nền nhà với khối bê tông.
Hai là, Lựa chọn vật liệu chính hãng và đơn vị thi công chuyên nghiệp. Mặc dù lựa chọn này có thể khiến chi phí đầu tư gia tăng nhưng độ bền và chất lượng công trình cũng cùng lúc tăng theo. Ít hỏng hóc và không cần bảo dưỡng thường xuyên.
Ba là, Đầu tư homestay phù hợp với ngân sách và nhu cầu của khách hàng. Tránh đầu tư vào những khoản không cần thiết, tốn kém chi phí mà hiệu quả thu về không cao.
Xem thêm: Nhận Thi Công Nhà Lắp Ghép Panel Đơn Giá Rẻ Nhất 2023
Đơn vị thi công xây dựng homestay bằng Panel giá cạnh tranh
Xem thêm: Độc Đáo: Xốp XPS Làm Tường Cách Nhiệt Cho Homestay Đà Bắc
MATHOME nhận sản xuất, cung cấp, thi công và hướng dẫn thi công nhà lắp ghép Panel tại các tỉnh thành sau:
Miền Bắc: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai Châu, Sơn La.
Miền Trung: Thanh Hóa. Nghệ An. Hà Tĩnh. Quảng Bình. Quảng Trị. Thừa Thiên Huế
Miền Nam: TP HCM. Bình Phước. Bình Dương. Đồng Nai. Tây Ninh. Bà Rịa-Vũng Tàu. Long An. Đồng Tháp. Tiền Giang. An Giang. Bến Tre. Vĩnh Long. Trà Vinh. Hậu Giang. Kiên Giang. Sóc Trăng. Bạc Liêu. Cà Mau. Thành phố Cần Thơ. Ninh Thuận. Bình Thuận.
Mọi thông tin vui lòng liên hệ:
CÔNG TY CỔ PHẦN CÁCH NHIỆT MATHOME VIỆT NAM
Hotline 1: 0932 26 89 32
Hotline 2: 0935 55 62 68
Email: mathomegroup@gmail.com
Website 1: https://mathome.com.vn/
Website 2: http://tongkhoxaydung.com.vn/
Fanpage: https://www.facebook.com/mathomevietnam
*VPGD MIỀN BẮC: Số 10/12 – đường Khuất Duy Tiến – Phường Thanh Xuân Bắc –Quận. Thanh Xuân – Hà Nội.
*VPGD MIỀN NAM: Căn Số 7 – Đường 270 – KDC Nam Hòa – Phường Phước Long A – TP. Thủ Đức – TP. Hồ Chí Minh
*Chi nhánh và nhà máy sản xuất tại: Hà Nội. Bắc Ninh. Phú Thọ. Sơn La. Thái Bình. Quảng Ninh. Thanh Hóa. Nghệ An. Đà Nẵng. Bình Dương. Long An. Vĩnh Long. Phú Quốc…